Những quy định về tổng thầu EPC mà các nhà thầu cần biết

Trong lĩnh vực kiến trúc và thi công công trình ngày nay, có rất nhiều loại hợp đồng khác nhau được sử dụng và thực hiện. Và tổng thầu EPC cũng chính là một trong số này. Hãy cùng nhathep.vn tìm hiểu và giải đáp vấn đề này.

1. Tổng thầu EPC là gì?

Tổng thầu EPC là gì?

Tổng thầu EPC là gì?

EPC (là tên viết tắt của Engineering, Procurement and Construction) được hiểu là thiết kế, mua sắm và xây dựng – đây là hợp đồng xây dựng mà nhà thầu sẽ là người thực hiện toàn bộ công việc từ thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị cho tới quá trình thi công, đưa vào chạy thử nghiệm và bàn giao cho chủ đầu tư.

Tổng thầu EPC là các công ty cung cấp dự án EPC và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng EPC – hợp đồng thiết kế, đồng thời cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình xây dựng (theo đúng nghị định 59/2015/NĐ-CP).

Đối với chủ đầu tư, việc áp dụng hợp đồng tổng thầu EPC cho phép tận dụng được tối đa trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của nhà thầu khi thực hiện dự án thầu. Hơn nữa trong quá trình thực hiện dự án, do chỉ có một tổng thầu chịu trách nhiệm chính nên chủ đầu tư sẽ giảm được nhân lực và chi phí cho công tác quản lý dự án.

Với tổng thầu EPC, việc thực hiện hợp đồng EPC sẽ tạo điều kiện để nhà thầu tăng thêm quyền chủ động và sự linh hoạt trong thiết kế – xây dựng, đồng thời hợp tác tốt hơn với đơn vị tư vấn giám sát của chủ đầu tư trong suốt dự án. Chi phí gói thầu của nhà thầu có thể giảm do tiết kiệm được một số khoản phí nhờ vào việc kết hợp các khâu công việc trong quá trình thực hiện.

2. Những quy định mà tổng thầu EPC cần thực hiện

Những quy định mà tổng thầu EPC cần thực hiện

Những quy định mà tổng thầu EPC cần thực hiện

Để đảm bảo được những quyền lợi cũng như trách nhiệm thì tổng thầu EPC phải tuân thủ những quy định được để ra. Theo điều 15 thông tư 30/2016/TT-BXD có quy định về tổng thầu EPC với phạm vi toàn bộ dự án và các nghĩa vụ sau đây:

Quản lý phạm vi thực hiện công việc theo mục tiêu của dự án và theo danh mục công việc đã ký kết hợp đồng, kiểm tra đúng đắn, đầy đủ và phù hợp của các tài liệu khảo sát, thiết kế và kỹ thuật được áp dụng.

Kiểm soát tiến độ thực hiện các công việc sao cho phù hợp với tiến độ chung của dự án và hợp đồng tổng thầu EPC.

Kiểm soát toàn bộ các phương tiện và các biện pháp thi công trong phạm vi công trường của toàn bộ dự án xây dựng.

Thực hiện bổ sung hoặc thay thế các nhà thầu phụ để đảm bảo chất lượng, giá cả và tiến độ thực hiện các công việc sau khi được chủ đầu tư chấp thuận.

Quản lý chi phí thực hiện các công việc, kiểm soát, thanh toán và điều chỉnh giá hợp đồng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng và những quy định của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, tổng thầu EPC có trách nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động trong và ngoài công trường nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả. Điều phối các nhà thầu phụ sao cho sử dụng hợp lý các công trình phụ trợ cũng như các công trình phục vụ thi công tránh lãng phí và giữ gìn an ninh trật tự.

Chủ động phối hợp với chủ đầu tư trong việc tổ chức đào tạo cán bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình theo đúng hợp đồng đã ký.

3. Một số điều kiện để thực hiện hợp đồng EPC

Một số điều kiện để thực hiện hợp đồng EPC

Một số điều kiện để thực hiện hợp đồng EPC

Để có thể áp dụng hợp đồng tổng thầu EPC, các dự án cần hiểu một số điều kiện sau đây:

Với tổng thầu EPC phạm vi công việc được xác định ở mức độ chi tiết cần thiết đủ để xác lập được phạm vi của hợp đồng một cách rõ ràng. Cần có sự bàn bạc tỉ mỉ và thống nhất giữa chủ đầu tư với tổng thầu EPC đề xác định loại công việc nào cần được đưa vào hoặc đưa ra ngoài phạm vi của hợp đồng EPC.

Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ tài liệu cần thiết để tham gia mời thầu EPC, đặc biệt cần làm rõ các yêu cầu của chủ đầu tư đối với dự án. Những yêu cầu này thường rất đa dạng nên cần phải được làm rõ, định tính và định lượng để đưa vào trong nội dung các yêu cầu của chủ đầu tư để làm cơ sở lập hồ sơ mời thầu hoặc chỉ định thầu EPC trong bước tiếp theo.

Gói thầu có yêu cầu về chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý vận hành cũng như khai thác từ phía nhà thầu thực hiện.

4. Những trường hợp không thích hợp để áp dụng tổng thầu EPC

Những trường hợp không thích hợp để áp dụng tổng thầu EPC

Những trường hợp không thích hợp để áp dụng tổng thầu EPC

Ngoài các điều kiện được nêu trên, việc áp dụng hợp đồng tổng thầu EPC có thể sẽ không thích hợp đối với một số trường hợp dưới đây:

Chủ đầu tư không đáp ứng đủ thời gian cần thiết cho nhà thầu trong việc nghiên cứu chi tiết, yêu cầu của mình để nhà thầu có thể xác định đầy đủ phạm vi các công việc cần phải thực hiện cũng như các khoản chi phí cần thiết.

Các dự án thầu có phần khối lượng công tác ngầm lớn mà trong khi nhà thầu lại không có điều kiện để thực hiện khảo sát trực tiếp tại hiện trường.

Những dự thầu mà chủ đầu tư muốn giành quyền kiểm soát chi tiết đối với quá trình thực hiện với tổng thầu EPC.

Ngoài ra, với những dự án mà chủ đầu tư không chủ động được trong việc thanh toán vốn hay nhà thầu bị hạn chế về năng lực tài chính thì cũng không nên sử dụng hợp đồng này.

5. Tổng thầu EPC uy tín, chất lượng nhất hiện nay?

Nếu bạn đang tìm kiếm một tổng thầu EPC đảm bảo uy tín, chất lượng và trách nhiệm thì nhất định không được bỏ qua Công ty cổ phần nhà thép Techone – đơn vị tổng thầu xây dựng tốt nhất hiện nay. Nếu quan tâm bạc có thể liên hệ  hoặc truy cập vào website nhathep.vn của công ty để được biết thêm nhiều thông tin và cũng như nhận được sự tư vấn trực tiếp của đơn vị.

Với mỗi công trình kết cấu thép đều được Techone chú trọng từ thiết kế cho đến hiệu quả và luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng. Hiện nay, Techone đã và đang có một chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng cũng như dẫn đầu trong ngành xây dựng.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi tổng hợp lại về tổng thầu EPC, cùng những quy định về việc sử dụng hợp đồng EPC hiệu quả. Hy vọng các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để áp dụng vào công việc, đặc biệt là lựa chọn được một tổng thầu EPC phù hợp với công trình…

Các tin liên quan