Tổng thầu xây dựng là khái niệm quen thuộc thường được nhắc đến trong lĩnh vực xây dựng. Cùng Techone tìm hiểu thêm về tổng thầu công trình xây dựng ở bài viết này.
Tổng thầu xây dựng là gì?
Để hiểu rõ hơn khái niệm về tổng thầu xây dựng, bạn có thể dựa vào Điều 3 của Bộ Luật Xây dựng 2014. Tổng thầu xây dựng được hiểu là đơn vị hoặc tổ chức có khả năng ký kết hợp đồng với chủ đầu tư để nhận một dự án (hay còn gọi là gói thầu) công trình mới.
Tìm hiểu tổng thầu xây dựng là gì?
Hợp đồng tổng thầu xây dựng gồm những nội dung gì?
Những nội dung cho hợp đồng dịch vụ tổng thầu xây dựng là gì? Cùng Techone tìm hiểu ngay sau đây.
Hợp đồng tổng thầu công trình xây dựng cần tuân thủ các nội dung cơ bản của hợp đồng xây dựng được quy định ở khoản 1, điều 141 Luật Xây dựng. Ngoài ra, nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu công trình xây dựng cần tuân thủ theo hướng dẫn tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Mỗi loại hợp đồng xây dựng sẽ có những nội dung và khối lượng công việc cụ thể được quy định khác nhau. Dựa vào Nghị định, nội dung cần có trong các hợp đồng tổng thầu công trình xây dựng như sau:
Nội dung trong hợp đồng tư vấn xây dựng
Các nhà thầu cần quy hoạch; lập dự án đầu tư chi tiết; thiết kế, khảo sát địa điểm công trình; quản lý dự án; quản lý việc thực hiện hợp đồng xây dựng; giám sát thi công xây dựng; kiểm tra thiết kế, lên dự toán và tư vấn dịch vụ.
Nội dung trong hợp đồng thi công xây dựng
Tổng thầu công trình cung cấp vật liệu xây dựng, nhân lực, máy và thiết bị thi công và tiến hành xây dựng công trình theo đúng hồ sơ thiết kế đã được đồng ý phê duyệt.
Công trình nhà thép
Nội dung của hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ
Tổng thầu cung cấp thiết bị; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng, vận hành thử, đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có) theo đúng hồ sơ thiết kế đã phê duyệt.
Nội dung của hợp đồng EPC
Đơn vị thầu nhận thiết kế, cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây dựng công trình; đào tạo và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa,… bàn giao công trình và làm công việc theo đúng hồ sơ thiết kế được phê duyệt.
Nội dung và việc làm của hợp đồng chìa khóa trao tay
Nội dung là việc lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế công trình, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng, hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa nhà xưởng; chuyển giao công nghệ, bàn giao cho bên giao thầu công trình và hạng mục được phê duyệt.
Các hình thức tổng thầu xây dựng
Tổng thầu xây dựng có nhiều hình thức hoạt động, chúng ta cùng khám phá dưới đây:
- Tổng thầu công trình nhận thiết kế chung cư, nhà ở, công trình công cộng,…
- Tổng thầu công trình làm nhiệm vụ thi công nhà ở, chung cư, công trình công cộng,…
- Tổng thầu xây dựng đảm nhiệm thiết kế và thi công nhà ở, chung cư, công trình công cộng,…
- Tổng thầu công trình xây dựng, thi công và cung cấp thiết bị công nghệ cho công trình (còn có tên là Tổng thầu EPC)
- Tổng thầu công trình xây dựng nhận lập dự án đầu tư, thiết kế, thi công và cung cấp các thiết bị công nghệ cho công trình.
Quy định về tổng thầu xây dựng công trình
Có nhiều quy định về tổng thầu xây dựng, một trong số những quy định đó rất quan trọng đó là quy định về quản lý dự án của nhà thầu. Dựa vào Điều 22 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP cho việc quản lý dự án của tổng thầu công trình như sau:
Cần thực hiện các quy định để trở thành tổng thầu công trình
Trách nhiệm của tổng thầu xây dựng thực hiện hợp đồng EPC
Đơn vị phải tham gia quản lý thực hiện một phần hoặc toàn bộ dự án theo thỏa thuận hợp đồng với chủ đầu tư. Nhà thầu cần có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và tuân theo các quy định khác của pháp luật, để thực hiện công việc do mình đảm nhận.
Nội dung quản lý thực hiện dự án của tổng thầu công trình
- Thành lập Ban điều hành để quản lý theo phạm vi công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng
- Tổng thầu cần quản lý tổng mặt bằng xây dựng công trình.
- Nhà thầu đảm nhiệm công tác thiết kế xây dựng, gia công chế tạo và cung cấp vật tư, thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo vận hành.
- Nhà thầu quản lý hoạt động thi công xây dựng, các kết nối công việc với các nhà thầu phụ.
- Giám sát tiến độ thực hiện thi công, kiểm tra, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường tại công trường.
- Nghiệm thu hạng mục, công trình để bàn giao cho chủ đầu tư sau khi hoàn thành.
- Quản lý các hoạt động xây dựng khác nếu chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu.
- Cuối cùng, tổng thầu xây dựng được hưởng một phần chi phí quản lý dự án theo thỏa thuận với chủ đầu tư.
Quản lý dự án thi công xây dựng hiệu quả giúp nhà thầu thi công công trình chất lượng, đảm bảo an toàn, tạo ấn tượng tốt với chủ đầu tư. Đồng thời, chủ đầu tư được nhận công trình bàn giao hoàn chỉnh và an tâm về chất lượng khi sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí thi công xây dựng.
Xem thêm : Tổng thầu xây dựng nhà máy
Điều kiện làm tổng thầu xây dựng
Điều kiện làm tổng thầu
Mỗi một hình thức tổng thầu công trình khác nhau sẽ có những điều kiện khác nhau để hình thành. Vì vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu điều kiện chung của các hình thức dựa theo quyết định số 19/2003/QĐ-BXD tại Điều 5 có quy định về điều kiện trở thành tổng thầu như sau:
- Đơn vị cần cung cấp đủ lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ đã qua đào tạo để đáp ứng được các yêu cầu của mọi lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng công trình mà đơn vị hoạt động.
- Đơn vị được trang bị các thiết bị, máy móc chủ yếu khi tư vấn đầu tư xây dựng cho khách hàng.
- Nhà thầu có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp để thực hiện hoạt động tư vấn trong lĩnh vực mà nhà thầu đảm nhiệm.
- Tuân thủ theo đúng pháp luật về các quy định về bảo hiểm trong quá trình tư vấn và thi công.
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu các kiến thức và điều kiện làm tổng thầu xây dựng. Techone hy vọng đem đến những thông tin bổ ích cho khách hàng.
Quý khách có nhu cầu tìm tổng thầu xây dựng, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0353 888 388 để được tư vấn thiết kế và báo giá dịch vụ chi tiết. Đọc thêm các bài viết tại website https://nhathep.vn/.